Học Thiết Kế Đồ Họa Cần Những Gì? Những Môn Học Và Công Cụ Cần Biết

Bạn đam mê với hình ảnh, concept, màu sắc, đến đắm chìm trong những ấn phẩm quảng cáo thời thượng, poster phim chấn động hay nhân vật game ấn tượng. Thiết kế đồ họa đã trở thành một trong những ngành học thu hút đông đảo sự chú ý của tất cả mọi người khi hầu hết các lĩnh vực hiện nay đều cần đến hình ảnh như một điểm gây ấn tượng đầu tiên với người dùng. Nếu nhận thấy ở bản thân luôn đầy những ý tưởng sáng tạo, khả năng thẩm mỹ nổi trội và mong muốn trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

Học Thiết Kế Đồ Họa Có Khó Không?

Việc học chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với một môn học đòi hỏi sự sáng tạo, nghệ thuật và trừu tượng như thiết kế đồ họa. Do đó, để trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa giỏi, bạn cần nắm vững các công cụ cần thiết, hiểu và áp dụng các nguyên lý và lý thuyết cơ bản cũng như nâng cao về thiết kế, thực hành liên tục và cập nhật xu hướng thường xuyên. Cuối cùng, đam mê và sự kiên trì bền bỉ là chìa khóa then chốt giúp bạn chinh phục hành trình dài và đầy thử thách trên con đường trở thành nhà thiết kế đồ họa đại tài.

thiết kế đồ họa một môn học sáng tạo

Có Cần Bằng Cấp Để Trở Thành Nhà Thiết Kế Đồ Họa?

Nếu bạn chỉ hướng đến những vị trí hỗ trợ hoặc học thiết kế đồ họa như một kỹ năng bổ trợ cho công việc chính, thì bằng cấp không phải là yếu tố bắt buộc. Các nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào portfolio và sản phẩm thực tế của bạn hơn là bằng cấp. Trên thực tế, nhiều nhà thiết kế đồ họa thành công mà không có bất kỳ đào tạo chính quy nào, mà chủ yếu dựa vào khả năng tự học và trải nghiệm thực tiễn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những vị trí hay kỹ năng càng dễ có được thì càng dễ bị thay thế, đặc biệt trong ngành công nghiệp sáng tạo. Sở hữu tấm bằng thiết kế đồ họa đồng nghĩa với việc các designer đã trải qua quá trình đào tạo tại môi trường chuyên nghiệp và bài bản. Khi cân nhắc giữa các ứng viên có cùng năng lực, kinh nghiệm, thái độ, nhà tuyển dụng vẫn sẽ ưu tiên những ứng viên sở hữu bằng cấp hơn. Và chắc chắn, mức thu nhập của các graphic designer có bằng cấp thường cao hơn và họ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc điều hành hơn.

bằng thiết kế đồ họa

Như vậy, để trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa, bạn không bắt buộc phải sở hữu bằng cấp. Tuy nhiên, tấm bằng thiết kế đồ họa sẽ là đòn bẩy giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp về lâu dài. Việc quyết định có theo học lấy bằng hay không nên dựa trên mục tiêu cá nhân và yêu cầu của ngành nghề bạn muốn theo đuổi.

Thiết Kế Đồ Họa Cần Học Những Môn Gì?

Để trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức toàn diện và kỹ năng chuyên sâu. Chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa của các trường đại học và cao đẳng hiện nay thường được tập trung ba phần chính: Khối kiến thức đại cương, khối kiến thức chuyên ngành, và khối kiến thức nâng cao. Mặc dù có sự khác biệt trong mô hình đào tạo, phân bổ thời lượng học tập và cách thức truyền đạt, nhưng nội dung kiến thức cơ bản thường khá tương đồng.

môn học cơ bản thiết kế đồ họa

Các Môn Học Cơ Bản Trong Thiết Kế Đồ Họa

Để xây dựng nền tảng cơ bản vững chắc, các môn học cơ bản như lý thuyết về hội họa, vẽ tay, phác thảo, minh họa ý tưởng,… Đều yêu cầu bạn cần nắm vững các yếu tố cơ bản về thiết kế đồ họa sau đây:

  • Line (Đường Nét): Hiểu và sử dụng các loại đường nét để tạo hình và phân chia không gian.
  • Color (Ánh Sáng/Màu Sắc): Nắm bắt lý thuyết màu sắc, cách pha trộn màu và ứng dụng màu sắc trong thiết kế.
  • Shape (Mảng Khối): Sử dụng hình dạng để tạo nên cấu trúc và hình ảnh.
  • Space (Không Gian): Quản lý không gian, tạo cảm giác sâu và bố cục hợp lý.
  • Texture (Chất Liệu): Sử dụng chất liệu để tạo ra bề mặt và cảm giác thực cho thiết kế.
  • Typography (Thiết Kế Chữ): Thiết kế và bố trí văn bản để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
  • Size/Scale (Kích Thước): Quản lý kích thước và tỷ lệ để tạo điểm nhấn và sự cân đối trong thiết kế.
  • Dominance and Emphasis (Điểm Nhấn): Tạo điểm nhấn để thu hút sự chú ý của người xem.
  • Balance (Cân Bằng): Đảm bảo sự cân bằng trong bố cục để tạo sự hài hòa.
  • Harmony (Nhịp Điệu): Tạo sự nhịp nhàng và liên kết giữa các yếu tố thiết kế.

Những yếu tố này sẽ quyết định sản phẩm của bạn có đẹp và làm khách hàng hài lòng hay không.

Các Môn Học Nâng Cao

Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản, bạn sẽ tiếp tục học các môn nâng cao để phát triển kỹ năng chuyên sâu và toàn diện hơn hơn. Các môn học nâng cao khác như: Mỹ học cơ bản; Minh họa kỹ thuật số; Nghệ thuật chữ; Thiết kế dàn trang sách, báo; Thiết kế in ấn và quảng cáo…
VTC Academy cung cấp một chương trình đào tạo thiết kế đồ họa toàn diện, giúp bạn không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phát triển các kỹ năng nâng cao ứng dụng được trong thực tế và vô cùng cần thiết cho sự nghiệp của bạn. Chương trình bao gồm các môn học như:

HỌC KỲ I
NỀN TẢNG MỸ THUẬT
1. Định hướng học kỳ 1
2. Tiếng Anh
3. Phát triển cá nhân và sự nghiệp
4. Học cách học
5. Kĩ năng mềm: Tư duy sáng tạo, Tư duy phản biện, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Giao tiếp
6. Tin học cơ bản
7. Lý thuyết hội hoạ (Phối cảnh, Màu sắc, Tỉ lệ & Giải phẫu con người)
8. Vẽ tay
9. Phác thảo
10. Minh hoạ ý tưởng cơ bản
11. Dựng bảng phân cảnh
12. Dự án cuối kỳ 1
HỌC KỲ II
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA SỐ
13. Định hướng học kỳ 2
14. Nguyên lý thị giác cho Thiết kế đồ họa số
15. Làm việc cùng máy ảnh
16. Giới thiệu về tiếp thị kỹ thuật số cho nhà thiết kế
17. Nghệ thuật sắp xếp và ghép chữ
18. Thiết kế nhãn hiệu
19. Thiết kế báo điện tử
20. Đồ hoạ thông tin cho tiếp thị kỹ thuật số
21. Kỹ thuật in
22. Dự án cuối kỳ 2
HỌC KỲ III
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA SỐ N NG CAO
23. Định hướng học kỳ 3
24. Thiết kế UI/UX
25. Thiết kế Web đáp ứng
26. Kể chuyện thương hiệu
27. Chỉnh sửa video
28. Đồ hoạ chuyển động
29. 3D trong sản xuất kỹ thuật số
HỌC KỲ IV
DỰ ÁN CUỐI KHÓA
30. Đồ án tốt nghiệp

Cần Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Học Thiết Kế Đồ Họa?

Khi tham gia “cuộc chơi” thiết kế đồ họa, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về công cụ lẫn kỹ năng để sẵn sàng chinh phục lĩnh vực đầy sáng tạo này. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần trang bị trước khi bắt đầu hành trình học thiết kế đồ họa.

Laptop Cấu Hình Tốt

Thiết kế đồ họa đòi hỏi bạn phải sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp yêu cầu cấu hình máy tính cao hơn so với các công việc khác. Một chiếc laptop cấu hình tốt là yếu tố cần thiết để đảm bảo quá trình học tập và làm việc của bạn được mượt mà:

  • Dung lượng: Từ 500GB trở lên để lưu trữ các file thiết kế lớn.
  • Vi xử lý: Bộ xử lý mạnh như Intel Core i7 để đảm bảo hiệu năng.
  • Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 16GB để chạy mượt mà các phần mềm đồ họa.
  • Card đồ họa: Tối thiểu NVIDIA GeForce GTX 1050 hoặc tương đương.

dàn máy học thiết kế đồ họa tại vtc academy

Tại các cơ sở đào tạo có hỗ trợ thiết bị công nghệ để thực hành, như VTC Academy bạn sẽ được trải nghiệm dàn máy cấu hình siêu khủng và xịn sò giúp bạn thỏa sức sáng tạo và học tập hiệu quả.

Phần Mềm Hỗ Trợ Chuyên Nghiệp

Các phần mềm thiết kế đồ họa cơ bản mà bạn bắt buộc phải thành thạo bao gồm:

  • Adobe Photoshop CC: Công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh nhất, cho phép bạn tạo ra nhiều hiệu ứng độc đáo.
  • Adobe Illustrator CC (Ai): Lựa chọn hàng đầu cho thiết kế logo và biểu tượng với khả năng giữ độ phân giải và rõ nét ở mọi kích thước.
  • Adobe InDesign CC: Hoàn hảo để thiết kế các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, tờ rơi.
  • Adobe Lightroom CC: Quản lý và xử lý ảnh hàng loạt một cách thông minh và hiệu quả.

phần mềm học thiết kế đồ họa

Kỹ Năng Cần Thiết Của Chuyên Viên Thiết Kế Đồ Họa

Việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết trước khi học thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn sẵn sàng đối mặt với những thách thức và khai phá tối đa tiềm năng sáng tạo của chính mình. Trong đó bạn cần nắm vững các kỹ năng cứng cũng như các kỹ năng mềm dưới đây:

Kỹ Năng Cứng
Kiến thức chuyên môn: Nắm vững nguyên tắc thiết kế, nguyên lý thị giác, cách sử dụng màu sắc và chất liệu để nâng cao gu thẩm mỹ và triển khai ý tưởng thiết kế.
Thực hành với công cụ thiết kế: Thành thạo các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, và InDesign để thực hiện các sản phẩm đồ họa.

Kỹ Năng Mềm

  • Lắng nghe: Mở rộng suy nghĩ và đón nhận ý kiến từ nhiều phía để làm phong phú ý tưởng thiết kế.
  • Giao tiếp: Trao đổi sản phẩm với bạn học hoặc giảng viên để trình bày và giải thích ý tưởng một cách rõ ràng, thu hút.
  • Làm việc nhóm: Phát triển kỹ năng làm việc nhóm để tạo ra những sản phẩm thiết kế đồ họa xuất sắc từ sự hợp tác của cả tập thể.
  • Kỹ năng phác thảo: Nắm bắt và phác thảo nhanh các ý tưởng nảy ra bất chợt để dễ dàng định hình toàn bộ thiết kế.

kỹ năng người học thiết kế đồ họa
Những Yếu Tố Cần Có Để Trở Thành Một Nhà Thiết Kế Đồ Họa Giỏi

  • Khả năng truyền tải thông điệp xuất sắc thông qua hình ảnh: Một nhà thiết kế đồ họa giỏi không chỉ tạo ra hình ảnh đẹp mà còn phải truyền tải câu chuyện và bản sắc thương hiệu chạm đến cảm xúc của khách hàng.
  • Hiểu sâu về tâm lý con người: Để thiết kế có thể chạm đến cảm xúc và suy nghĩ của người xem, bạn cần phải cảm nhận sâu sắc các yếu tố tâm lý tác động đến họ. Điều này giúp bạn tạo ra những thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn để lại ấn tượng lâu phai trong mắt người xem khi chạm được đến câu chuyện của họ.
  • Tình yêu với nghệ thuật và cái đẹp: Thiết kế đồ họa là một ngành công nghiệp sáng tạo, và để phát triển trong ngành này, bạn cần có niềm đam mê với nghệ thuật và cái đẹp. Một nhà thiết kế đồ họa giỏi luôn tìm kiếm cảm hứng từ mọi nơi, từ mạng xã hội, triển lãm nghệ thuật đến những tác phẩm trên đường phố.
  • Cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận phê bình: Để tạo ra những thiết kế mới lạ và bắt mắt, bạn phải luôn sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng mới và sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế khác nhau. Học cách tiếp nhận phê bình, dù là mang tính xây dựng hay không giúp bạn cải thiện kỹ năng và tạo ra những thiết kế tốt hơn bằng cách lắng nghe và học hỏi từ ý kiến của đồng nghiệp và khách hàng.
  • Luôn không ngừng học hỏi: Ngành thiết kế đồ họa luôn thay đổi và phát triển, vì vậy việc không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới là rất quan trọng. Bạn cần theo dõi các xu hướng mới, tham gia các khóa học đào tạo bài bản, hội thảo và đọc sách về thiết kế để luôn bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của ngành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *